Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Thái Hà kính gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng và hợp tác. Chúng tôi trân trọng gửi tới Quý khách bảng Báo giá cọc bê tông cốt thép đúc sẵn cụ thể như sau:
BẢNG BÁO GIÁ CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÚC SẴN | ||||||
Stt | Tiết diện | Mác bê tông | Đường kính thép | Đơn giá Thép thái nguyên (cọc/m) |
Đơn giá Thép đa hội (cọc/m) |
Đơn giá ép/m |
1 | Cọc bê tông 200×200 | 200 | D14 | 135.000 | 105.000 | 39.000đ |
2 | Cọc bê tông 200×200 | 250 | D14 | 135.000 | 105.000 | 39.000đ |
3 | Cọc bê tông 250×250 | 200 | D14 | 165.000 | 150.000 | 49.000đ |
4 | Cọc bê tông 250×250 | 200 | D16 | 185.000 | 155.000 | 49.000đ |
5 | Cọc bê tông 250×250 | 250 | D14 | 170.000 | 155.000 | 49.000đ |
6 | Cọc bê tông 250×250 | 250 | D16 | 190.000 | 170.000 | 49.000đ |
7 | Cọc bê tông 300×300 | 300 | D16 | 280.000 | 260.000 | 70.000đ |
8 | Cọc bê tông 300×300 | 300 | D16 | 300.000 | 70.000đ |
Bảng báo giá chi tiết cọc bê tông đúc sẵn trên được áp dụng trong trường hợp nào?
- Báo giá ép cọc bê tông đúc sẵn áp dụng trong trường hợp tổng chiều dài cọc được ép xuống công trình > 300m.
- Đơn giá cọc bê tông trên tính tại xưởng đúc cọc, chưa bao gồm phí vận chuyển đến chân công trình.
- Trường hợp tổng chiều dài cọc được ép xuống công trình <300m, khi đó nhân công ép cọc được tính trọn gói (khoảng 10 – 15 triệu/công trình).
- Đơn giá ép cọc bê tông cốt thép trên đã bao gồm vật tư phụ như: Que hàn, bản mã…
- Hàng giao trên phương tiện vận chuyển của bên mua tại.
- Bảng báo giá có dấu công ty tại đây.
QUI TRÌNH ĐÚC CỌC BÊ TÔNG ĐÚC SẴN
Các bước chi tiết đúc cọc bê tông
BƯỚC 1: Gia công cốt thép
1. Uốn côt thép đai:
- Cốt thép đai được uốn thành hình vuông có kích thước trong lòng như bản vẽ.
2. Gia công thép chủ:
- Thép chủ được cắt thành từng đoạn theo yêu cầu của cán bộ kỹ thuật để chế tạo các loại cọc có chiều dài khác nhau.
- Trường hợp thép chủ phải nối thì sẽ nối bằng phương pháp hàn, trong một cọc thì thép chủ chỉ được nối 01 cây.
BƯỚC 2: Hàn bích cọc
- Bích cọc được gia công trong nhà máy kích thước theo bản vẽ sẽ được hàn 1 góc tại xưởng tạo thành hình vuông vững chắc.
- Yêu cầu đường hàn liên tục và ngấu
BƯỚC 3: Hàn bích cọc vào thép chủ
- sau khi bích cọc được hàn thành hình sẽ tiến hành hàn bích vào thép chủ.
- Yêu cầu của bước này thép chủ được hàn tại các vị trí góc bích ( như bản vẽ) và mối hàn cũng phải ngấu, đường hàn bao gồm cả 2 bên thép chủ.
- Lưu ý của bước này là trước khi hàn cả 2 đầu bích vào thép chủ thì lồng đủ số đai cọc cho từng loại cọc yêu cầu.
BƯỚC 4: Buộc cốt đai vào cốt chủ
- Sau khi hàn thép chủ vào bích cọc thì lồng thép sẽ được mang lên giá để buộc cốt đai vào cốt chủ.
- Lưu ý của bước này là khoảng cách buộc cốt đai theo đúng bản vẽ đính kèm và đảo các đầu cốt đai so le nhau.
- Trường hợp nếu cốt chủ có mối nối thì bắt buộc tại vị trí mối nối phải có ít nhất 1 cốt đai.
BƯỚC 5: Vệ sinh ván khuôn cọc
- Ván khuôn cọc phải được vệ sinh sau đó lăn hoặc phun dầu chống dính.
BƯỚC 6: Đặt lồng thép vào ván khuôn
- Sau khi vệ sinh ván khuôn sẽ tiến hành đặt lồng thép vào ván khuôn
- Bước này ta cần tuân thủ 1 số việc như sau:
+ Lồng thép sẽ được 2 người khiêng đặt vào 2 đầu ván khuôn. Tuyệt đối không được đặt vào 1 đầu rồi đẩy 1 đầu trượt theo ván khuôn.
+ Lồng thép có thanh nối thì chiều có thanh nối sẽ được đặt ngửa lên trên mặt ván khuôn.
+ các miếng cao su đệm bích cọc phải buộc kín, khít vào bích cọc để tránh bê tông dính vào bích cọc.
+ các miếng ván khuôn đầu cọc phải được bắt ôm chặt vào mặt bích để tránh bê tông thòi ra khỏi mặt bích.
BƯỚC 7: Trộn, Đổ và đầm bê tông
1. Trộn bê tông
- Khi trộn bê tông cần tuân thủ đúng cấp phối đã được chỉ định.
- Lưu ý do lượng nước phụ thuộc độ ẩm vật liệu nên khi xả nước cần bớt lại 20% lượng nước sau đó xả từ từ và kiểm tra liên tục cho tới khi độ sụt bê tông đạt yêu cầu.
- Tất cả các ngày trộn đều phải đúc mẫu kiểm tra cường độ.
2. Đổ và đầm bê tông
- Bê tông được đổ bằng phễu vào ván khuôn.
- Đầm bê tông sẽ được đầm lần lượt từ đầu cọc đến cuối cọc.
- Vị trí đầu cọc phải được đổ bê tông tuyệt đối không được đầm đùn vữa ra vị trí đầu cọc.
3. Cắm móc cẩu
- Móc cẩu được uốn theo thiết kế và sẽ được cắm tại vị trí 0.2*L cọc tính từ 02 đầu cọc.
BƯỚC 8: Nghiệm thu đánh giá quá trình thực hiện
Vật liệu sản xuất cọc bê tông cốt thép:
- Xi măng dùng sản xuất cọc bê tông là xi măng poóc lăng PC40 (theo tiêu chuẩn TCVN 2682:2009).
- Thép tròn trơn và thép vằn dùng cho cọc bê tông (theo tiêu chuẩn TCVN 1651:2008), Mối hàn khung thép (theo tiêu chuẩn TCVN 5400:1991). Thép cuộn các bon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép phân bố, cấu tạo (theo tiêu chuẩn TCVN 6288:1997).
- Hỗn hợp bê tông lấy mẫu cọc, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử của cọc (theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993).
- Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén thí nghiệm của cọc bê tông (theo tiêu chuẩn TCVN 3118:1993). Xác định cường độ kéo nhổ theo tiêu chuẩn (TCVN 9490:2012).
- Nước cho bê tông cọc và vữa sản xuất cho cọc (theo tiêu chuẩn TCVN 4506:2012).
- Cốt liệu cho bê tông cọc và vữa (theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006).
- Đối với vùng khí hậu khắc nghiệt có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cọc bê tông thì có thể dùng Xi măng poóc lăng bền sun phát (TCVN 771:2013) hoặc Xi măng poóc lăng hỗn hợp (TCVN 6260:2009).
- Phụ gia dùng cho bê tông và vữa ( theo tiêu chuẩn TCVN 8826:2011 và TCVN 8827:2011).
- Qui trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn (theo tiêu chuẩn 22 TCN 18:1979).
- Phương pháp xác định cường độ bê tông (theo tiêu chuẩn TCXD 171:1989).
Kiểm tra thi công gia công cốt thép:
- Kiểm tra nguồn gốc của thép trước khi sử dụng (chứng nhận của nhà sản xuất).
- Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của thép theo quy định.
- Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốt thép:
- Kiểm tra công tác gia công thép (công tác uốn thép, kích thước móc và uốn, công tác lắp đặt, kê và buộc cốt thép,…)
- Kiểm tra & nghiệm thu lưới thép (số lượng thanh, khoản cách giữa các thanh,…)
- Các nội dung khác thực hiện theo các yêu cầu và quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật.
Kiểm tra bê tông dùng cho kết cấu cọc:
Tiêu chuẩn áp dụng: Quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật của nhà nước
- Kiểm tra và nghiệm thu vật liệu trước khi đổ bê tông.
- Kiểm tra máy móc, thiết bị sử dụng để đổ bê tông.
- Theo dõi, nghiệm thu công tác đổ bê tông.
- Kiểm tra & theo dõi công tác trộn bê tông.
- Kiểm tra công tác vận chuyển bê tông đến vị trí đổ kết cấu.
- Theo dõi công tác đổ bê tông.
- Lấy mẫu thí nghiệm theo quy định.
- Kiểm tra công tác bảo dưỡng bê tông.
- Nghiệm thu công tác đổ bê tông.
- Các nội dung khác thực hiện theo các yêu cầu và quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật.
Bàn giao cọc bê tông cho khách hàng:
Sản phẩm cọc bê tông 200×200 chúng tôi luôn có các thông tin trên sản phẩm tại vị trí dễ quan sát nhất, ghi rõ:
- Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Thái Hà
- Đường kính danh định:
- Chiều dài hiệu dụng:
- Ký hiệu sản phẩm: CBT
- Số hiệu lô sản phẩm:
- Ngày, tháng, năm sản xuất: …/…./2018
Vận chuyển và bảo quản cọc bê tông:
- Sản phẩm cọc bê tông chỉ được phép bốc xếp, vận chuyển khi cường độ bê tông đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế.
- Sản phẩm cọc bê tông phải được xếp, dỡ bằng cẩu chuyên dụng, dùng dây cáp mềm, hoặc thiết bị gá kẹp thích hợp.
- Khi vận chuyển, các cọc bê tông phải được liên kết chặt với phương tiện vận chuyển để tránh xô đẩy, va đập gây hư hỏng.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Thái Hà
- Trụ sở: Ngõ 9, tổ 28, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- VPGD: P.1101, Sảnh D, Tòa T02, C37 Bắc Hà, Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy SX: Lô D49, khu đấu giá quyền sử dụng đất Ngô Thì Nhậm, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 024.8589.3388 – Email: ecthaiha@gmail.com
- Website: www.betongthaiha.com
Cảm ơn Quý khách đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của betongthaiha.com !