Các công việc chính trong quá trình thi công bao gồm :
Thi công công tác nền đường
– Công tác xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm.
– Công tác thi công các lớp móng, mặt đường
Thi công cầu :
– Thi công Cọc khoang nhồi
– Thi công mố
– Thi công đúc dầm bê tông và cẩu lắp dầm vào vị trí
– Thi công bề mặt các dầm ngang, mối nối và hoàn thiện.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ HIỆN TRƯỜNG XÂY DỰNG :
– Dọn dẹp mặt bằng thi công xây dựng. Bố trí vị trí lán trại, kho tàng, bãi tập kết xe máy, thiết bị, vật liệu , xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước sao cho không làm ảnh hưởng đến không gian và mô trường xung quanh.
– Khảo sát tổng thể toàn bộ công trường, nắm được địa bàn thi công và chuẩn bị các phương án vận chuyển, phương án tổ chức giao thông, phân luồng trong quá trình thi công chi tiết cho từng hạng mục.
– Khôi phục hệ thống cọc mốc, bao gồm hệ thống cọc định vị và cọc cao độ.
– Lên khuôn đường.
Xây dựng bố trí lán trại, nhà ở, nhà làm việc, kho bãi tập kết vật liệu thiết bị thi công, phòng thí nghiệm hiện trường:
Chuẩn bị văn phòng Ban chỉ huy công trường và lán trại:
– Tất cả cơ sở hạ tầng bao gồm: Ban chỉ huy công trường lán trại và các công trình phụ trợ được nhà thầu xây dựng tập trung ngay gần đường đầu cầu.
– Văn phòng được trang bị đầy đủ máy vi tính, máy in, máy photocopy, điện thoại và máy Fax đảm bảo phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành công trường.
Điện nước phục vụ thi công :
– Nhà thầu sẽ hợp đồng với cơ quan Điện lực địa phương nơi tuyến đi qua để có nguồn điện phục vụ thi công và sẽ sử dụng máy phát điện 100 KVA trong những trường hợp bị mất lưới điện.
– Xây dựng các giếng khoan và bể chứa phục vụ đủ cho thi công và sinh hoạt. Ngoài ra còn xem xét đến việc sử dụng nguồn nước tại vị trí cầu để phục vụ thi công nếu các chỉ tiêu kỹ thuật đạt yêu cầu cho phép
Tập kết nguyên vật liệu, thiết bị thi công :
– Nhà thầu sẽ bố trí các kho bãi để tập kết vật liệu trong phạm vi phần mặt bằng.
– Tất cả thiết bị, nhân lực, vật liệu, xe máy, máy móc thi công được huy động đến công trường đầy đủ trước khi có lệnh khởi công.
Dự kiến các nguồn vật liệu dùng cho gói thầu:
Qua khảo sát thực tế về chất lượng và trữ lượng các mỏ vật liệu trong vùng dự án phục vụ thi công xây dựng công trình bao gồm các mỏ : đất đắp, cát đắp nền, cát xây dựng, đá dùng cho bêtông nhựa và bêtông xi măng. Nhà thầu dự kiến sẽ mua vật liệu tại các mỏ sau để phục vụ cho công tác thi công.
Mỏ cát : Cát phục vụ cho tất cả cho các hạng mục công việc thi công, Nhà thầu sẽ mua tại mỏ cát và vận chuyển đến công trường bằng ô tô.
– Vị trí : Tìm vị trí mỏ cát xác định công xuất khai thác.
– Điều kiện khai thác và vận chuyển.
– Đánh giá chất lượng có đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Mỏ đất đắp :
– Đất đắp phục vụ cho thi công,chất lượng và trữ lượng các mỏ đất đắp đảm bảo yêu cầu phục vụ cho thi công
Mỏ đá :
Các loại vật liệu đá xây dựng và Cấp phối đá dăm phục vụ cho công tác thi công các hạng mục công trình. Chất lượng và trữ lượng các mỏ đá ra sao.
Bấc thấm, vải địa, vật liệu đặc chủng của các cầu được mua ở đâu.
Xi măng, sắt thép, các loại vật tư, vật liệu khác mua tại vị trí nào.
Cắm lưới đo đạc và định vị công trình :
– Sau khi Chủ đầu tư bàn giao cọc mốc định vị và mốc cao độ chuẩn, Nhà thầu sẽ tiến hành dẫn mốc về công trình, xây dựng các mốc chuẩn để phục vụ cho thi công và nghiệm thu. Các mốc chuẩn được làm bằng bê tông, đặt ở những vị trí chắc chắn, ổn định không nằm trong khu vực thi công và được rào chắn bảo vệ. Các cọc mốc chuẩn được bố trí dọc tuyến đường tạo thành lưới khống chế mặt bằng.
– Bản vẽ lưới khống chế sẽ phải thể hiện được : Quan hệ giữa các mốc chuẩn với nhau, giữa mốc chuẩn với một số điểm định vị quan trọng của công trình với các số liệu góc đo khép kín và cự ly giữa chúng (đã được tính toán bình sai) bằng số chính xác.
– Từ các mốc chuẩn công trình, đơn vị thi công sẽ dẫn về các mốc gửi của các đoạn thi công. Các mốc gửi được làm bằng cọc gỗ 60x60x700mm đóng sâu vào đất, xung quanh xây gạch bảo vệ, có đinh định vị, và cũng được bảo vệ chắc chắn. Trong quá trình thi công sẽ thường xuyên kiểm tra độ chính xác, ổn định của các mốc gửi. Nếu có sự nghi ngờ về độ chính xác thì cần kiểm tra lại từ các mốc chuẩn công trình.
Việc xác định vị trí công trình trên mặt bằng thi công được tiến hành theo trình tự:
– Trước tiên, cần xác định đường trục công trình (đóng các định vị trục công trình, cự ly 20 ¸ 50 m/mốc). Các cọc định vị này được làm bằng gỗ (40x40x500)mm, trên đỉnh cọc có đóng đinh định vị.
– Các mốc gửi phải giữ trong suốt quá trình thi công, hoàn công và bàn giao công trình.
– Các mốc chuẩn công trình được giữ lại để theo dõi và đánh giá sự biến dạng của công trình trong quá trình vận hành.
– Hệ thống cọc mốc và cọc tim phải mời Tư vấn giám sát kiểm tra và nghiệm thu trước khi thi công. Lập bảng sơ đồ hệ thống cọc gởi, mời Tư vấn giám sát kiểm tra và xác nhận để thuận lợi cho công tác thi công sau này.
CÔNG TÁC BÊ TÔNG CỐT THÉP :
Bê tông dùng cho kết cấu :
Mô tả công việc :
– Công việc bao gồm cung cấp vật tư đổ bê tông, bảo dưỡng và hoàn thiện bê tông xi măng cho các kết cấu.
– Bê tông là một hỗ hợp gồm nước, xi măng và cốt liệu.
– Mác bê tông là cường độ chịu nén tối thiểu cuối cùng cần phải có. Giá trị cường độ với xác suất bảo đảm 95% khi nén các mẩu bê tông lập phương chuẩn.
Yêu cầu vật liệu :
Yêu cầu đối với ván khuôn và cốt pha :
Vật liệu làm cốt pha và đà giáo :
– Nhà thầu tự chịu trách nhiệm cho việc làm ván khuôn và cốt pha và thi công các hạng mục công trình theo đúng như bản vẽ thiết kế và các quy định kỹ thuật.
– ván khuôn và cốt pha có thể nhà thầu sử dụng có thể bằng thép hoặc gỗ tùy theo hạng mục thi công và yêu cầu về độ chính xác.
– Gỗ làm cốt pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN 1075:1971 và các tiêu chuẩn hiện hành.
– Ván khuôn đảm bảo độ cứng, độ ổn định, dễ tháo lắp. Bề mặt đỉnh của ván khuôn không sai khác so với mặt phẳng thực quá 3mm trong 3m dài. Các loại ván khuôn bằng thép định hình sẽ được cung cấp với đầy đủ phụ kiện kèm theo để đảm bảo các cấu kiện bê tông có chất lượng và hình dạng kích thước như thiết kế.
Lắp dựng cốt pha và đà giáo :
– Bề mặt cốt pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính.
– Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng, không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công.
Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha và đà giáo:
– Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo đúng quy trình quy phạm.
Tháo dỡ cốt pha đà giáo.
+ Chỉ được tháo dỡ cốt pha đà giáo khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốt pha đà giáo cần tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.
+ Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (như cốp pha thành bên của mố, trụ) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50 daN/cm2…
– Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các cường độ đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
– Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.
Bảng 1: Cường độ bê tông tối thiểu để tháo dỡ cốp pha đà giáo chịu lực (%R28) khi chưa chất tải
Loại kết cấu | Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo cốp pha, % R 28 | Thời gian bê tông đạt cường để tháo dỡ cốp pha, ngày |
Bản, dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2- 8m Bản, dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m |
50
70 90 |
7
10 23 |
Kiểm tra chất lượng bê tông :
– Quá trình kiểm tra chất lượng bê tông phải tuân theo những tiêu chuẩn hiện hành.
– Mặc dù Tư vấn giám sát có kiểm tra bê tông nhưng nhà thầu vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm và chất lượng bê tông do mình sản xuất và cung cấp để thi công các hạng mục công trình.
– Phòng thí nghiệm mà nhà thầu sử dụng để kiểm tra bê tông phải tuân thủ những quy định của tiêu chuẩn TCVN 4453-95 “Quy định tiêu chuẩn đối với phòng thí nghiệm kiểm tra bê tông và cốt liệu dùng để đổ bê tông và các tiêu chuẩn đánh giá thí nghiệm”
– Cường độ chịu nén sẽ được kiểm tra trong quá trình thi công bằng cách lấy mẩu phaiy đảm bảo số lượng mẩu quy định theo khối lượng bêtông đổ 3 mẫu hình trụ cho mỗi lần đổ. Một mẫu sẽ được thí nghiệm sau 7 ngày, hai mẫu còn lại được thí nghiệm sau 28 ngày.
– Nhà thầu có trách nhiệm thi công tất cả các hạng mục bê tông theo bản vẽ thiết kế và các quy định kỹ thuật. Bất kỳ một sai sót nào của công việc này do bất cứ lý do nào (Khi đổ bê tông, vị trí…) nhà thầu sẽ phải sữa chữa theo chỉ dẫn của tư vân giám sát hoặc là phá bỏ toàn bộ hay một phần và làm lại như bản vẽ thiết kế và các quy định.
Thí nghiệm cốt liệu :
– Nhà thầu phải thông báo cho Tư vấn giám sát nguồn cốt liệu hạt nhỏ và cốt liệu hạt thô mà dự kiến dùng để đổ bê tông.
– Nhà thầu phải đệ trình tư vấn giám sát những thí nghiệm phân tích cốt liệu và phải được chấp thuận trước khi dùng để đổ bê tông.
– Việc lấy mẫu thí nghiệm sẽ được tiến hành trong vòng 30 ngày kể từ ngày đệ trình trừ khi có các chỉ dẫn khác của Tư vấn giám sát.
Hỗn hợp bê tông :
– Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát chấp nhận thiết kế hỗn hợp bê tông 1 tuần trước khi trộn mẻ đầu tiên và một bản tài liệu chứng minh thiết kế sẽ tạo ra bê tông có đủ chất lượng, dễ thi công và có cường độ yêu cầu.
– Nếu tư vấn giám sát yêu cầu phải cung cấp mẫu thí nghiệm tất cả các thành phần bê tông theo như thiết kế trong phòng thí nghiệm để Tư vấn kiểm tra và chấp thuận, số lượng mẫu phải đủ để Tư vấn giám sát có thể kiểm tra công thức.
Cất giữ vật liệu :
– Xi măng phải được lưu trữ trong kho đảm bảo cho xi măng không bị ẩm và theo cách có thể kiểm tra, lấy mẫu và có thể trông coi được. Xi măng lưu trữ bị đông cứng ở đáy bao sẽ không được sử dụng.
– Tất cả cốt liệu được lưu trữ và cất giữ đảm bảo sao cho không bị lắng đọng và đảm bảo tính đồng đều của vật liệu trong quá trình lưu trữ. Cốt liệu hạt nhỏ, cốt liệu hạt thô cũng như các cốt liệu có nguồn gốc khác nhau phải được lưu trữ riêng biệt, mặt bằng lưu trữ phải sạch, bằng phẳng và chắc.
Vật liệu để sản xuất vữa bê tông ximăng :
Xi măng:
– Xi măng dùng để thi công là xi măng Pooclăng PC30 phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 2682 :1992
– Nhà thầu sẽ sử dụng duy nhất 1 nhãn hiệu của 1 loại xi măng có chất lượng đồng bộ.
– Trong mỗi lô xi măng đem dùng cho công trình, nhà thầu phải xuất trình bản sao hoá đơn kèm theo bản chứng nhận kiểm tra lô hàng do cơ quan chức năng về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cung cấp cho nhà sản xuất với nội dung :
+ Tên cơ sở sản xuất.
+ Tên gọi, ký hiệu mác và ký hiệu xi măng theo tiêu chuẩn này.
+ Loại và hàm lượng phụ gia (nếu có ).
+ Khối lượng xi măng xuất xưởng và số hiệu lô.
+ Ngày tháng năm sản xuất.
+ Xi măng dưới dạng bao bì phải còn nguyên nhãn, mác trên bao. Được bảo quản tại công trường trong điều kiện không làm thay đổi chất lượng.
– Nhất thiết phải tiến hành việc kiểm tra xi măng trong các trường hợp:
+ Khi thiết kế thành phần bê tông.
+ Có sự nghi ngờ về chất lượng của xi măng.
+ Lô xi măng đã được bảo quản trên 3 tháng kể từ khi thi nghiệm lô hàng
+ Không sử dụng xi măng có thời gian tồn trữ quá 12 tháng kể từ khi sản xuất.
Cát :
– Vật liệu cát dùng để làm bê tông nặng phải thoả mãn yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 7570-2006 “Cát xây dựng – yêu cầu kỹ thuật”
– Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo tiêu chuẩn từ TCVN 7570-2006 và TCVN 7572-2006 ” Cát xây dựng – phương pháp thử”
– Cốt liệu cần phải cứng, bền sạch, không lẫn tạp chất ảnh hưởng đến cường độ và độ bền của bê tông.
– Không lẫn sét, cát sét và tạp chất khác ở dạng cục.
– Hàm lượng hạt lớn trên 5mm không lớn hơn 10%
– Hàm lượng muối sunfat SO3 ≤ 10%
– Modun độ lớn MK ≥ 2
– Hàm lượng mica ≤ 1%
– Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so màu không sẫm hơn màu của dung dịch trên cát.
Cốt liệu lớn, đá dăm:
– Đá dăm dùng cho bê tông phải đảm bảo chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 7572:2006 ” Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng”
– Mác của đá dăm không nhỏ hơn 600
– Hàm lượng hạt thoi dẹt (có chiều rộng hoặc 1/3 chiều dài ) không vượt quá 15% đối với cấp bêtông cao hơn B30, không vượt quá 35% với bêtông nhỏ hơn hoặc bằng B30 theo khối lượng.
+ Độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn theo thi nghiệm los Angeles không lớn hơn 50%
+ Hàm lượng hạt sét, bùn, bụi với cấp bêtông cao hơn B30 <1,0, từ B15 – B30 < 2,0,nhỏ hơn B15 <3,1
– Với mỗi lô cốt liệu thô phải kèm theo giấy chứng nhận của nơi sản xuất với các nội dung sau:
+ Tên cơ sở sản xuất.
+ Tên vật liệu : đá, sỏi.
+ Kết quả các chỉ tiêu chất lượng đã kiểm tra
+ Chữ ký của trưởng K.C.S cơ sở sản xuất
Nước:
– Nước dùng để trộn và bão dưỡng bê tông phải sạch, được lấy từ hệ thống cấp nước sinh hoạt công cộng, phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4506-87.
Phụ gia :
– Khi cần thiết có thể sử dụng các loại phụ gia thích hợp trong qua trình chế tạo hỗn hợp bê tông. Việc sử dụng phụ gia phải đảm bảo:
+ Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với công nghệ thi công.
+ Không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và không làm tác hại tới yêu cầu sử dụng của công trình sau này.
+ Không ảnh hưởng đến ăn mòn cốt thép.
+ Các phụ gia có thành phần Clorua Canxi và Clo không được dùng trong mọi tình huống.
+ Việc sử dụng phụ gia phải được sự đồng ý của Chủ nhiệm điều hành dự án, của tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát. Phải trình các đặt tính kỹ thuật và chỉ dẫn sử dụng phụ gia của nhà sản xuất cho tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát trước khi sử dụng.
Yêu cầu thi công chế tạo vữa bê tông xi măng :
Chọn thành phần bê tông :
– Trên cơ sở mác bê tông cần thiết kế, thành phần bê tông được chọn như sau
+ Đối với bê tông mác 100 có thể sử dụng bản tính sẵn.
+ Đối với bê tông mác 150 trở lên thì thành phần vật liệu trong bê tông phải được thiết kế thông qua phòng thí nghiệm (tính toán và đúc mẫu thí nghiệm).
+ Nhà thầu phải thí nghiệm thiết kế cấp phối và kiểm tra mẫu. Công tác thiết kế thành phần vật liệu trong bê tông phải do cơ sở thí nghiệm có tư cách pháp nhân thực hiện. Kết quả phải được TVGS chấp nhận.
+ Khi thiết kế lập cấp phối bê tông phải đảm bảo nguyên tắc :
+ Sử dụng đúng các vật liệu sẽ dùng thi công.
+ Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông xác định phụ thuộc vào tính chất của hạng mục công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, phương pháp đầm và điều kiện thời tiết.
Bảng 2 : Độ sụt và độ cứng của bê tông tại vị trí đổ
Loại và tính chất của kết cấu |
Độ sụt mm | Chỉ số độ cứng S | |
Đầm máy
|
Đầm tay | ||
– Lớp lót dưới mỏng hoặc nền nhà, nền đường, nền đường băng
– Mặt đường, đường băng, nền nhà, kết cấu khối lớn không hoặc ít cốt thép – Kết cấu khối lớn có tiết diện lớn hoặc trung bình – Kết cấu cốt thép có mật độ cốt thép dày đặc, tường mỏng cột dầm và bản có tiết diện bé |
0-10
0-20 20-40 50-80 |
–
20-40 40-60 80-120 |
50-40
35-25 25-15 12-10 |
– Số mẫu dùng trong quá trình thiết kế và kiểm tra cấp phối tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 trừ khi có hướng dẫn khác của TVGS.
– Nhà thầu không được phép đổ bê tông khi chưa có kết quả thiết kế cấp phối được duyệt và phải thiết kế lại cấp phối nếu nguồn gốc vật liệu hỗn hợp bê tông thay đổi.
Chế tạo hỗn hợp:
– Xi măng, cát, đá dăm và chất phụ gia bột cân theo khối lượng. Nước và chất phụ gia lỏng cân đo theo thể tích.
– Độ chính xác của các thiết bị cân đong phải được kiểm tra trước mỗi đợt đổ bê tông và cần theo dõi thường xuyên.
– Hỗn hợp bê tông phải được trộn bằng máy (chỉ khi khối lượng bê tông ít mới có thể trộn bằng thủ công). Thời gian trộn tối thiểu tuỳ thuộc vào đặt trưng thiết bị dùmg để trộn và độ sụt bê tông thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn quy định.
– Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn theo quy định sau:
+ Đầu tiên đổ 15%- 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại.
+ Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất phụ gia.
– Nếu trộn bê tông bằng thủ công thì sàn trộn phải cứng, sạch và không hút nước. Trước khi trộn cần tưới ẩm sàn trộn để chống hút nước từ hỗn hợp bê tông. Trình tự trộn bê tông như sau: Trộn đều cát và xi măng, sau đó cho đá vào trộn đều thành hỗn hợp khô, cuối cùng cho nước và trộn đều cho đến khi được hỗn hợp đồng màu và có độ sụt như quy định.
Vận chuyển hỗn hợp bê tông :
– Việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không bị phân tầng, chảy nước xi măng hoặc mất nước.
+ Thời gian lưu trữ hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển khi không sử dụng phụ gia tối đa là 45 phút (trong điều kiện nhiệt độ từ 20 độ C – 30 độ C) và không quá 30 phút khi nhiệt độ > 30 độ C.
– Vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công chỉ được áp dụng với cự ly không xa quá 200m. nếu hỗn hợp bê tông bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ.
– Nếu dùng thiết bị chuyên dùng (vừa đi vừa trộn) hoặc máy bơm bê tông thì công nghệ vận chuyển bê tông được xác định theo thông số kỹ thuật cần thiết bị dùng.
– Nghiêm cấm cho thêm nước vào bê tông sau khi vận chuyển đến nơi đổ nếu không có lý do đặc biệt được TVGS cho phép.
Đổ và đầm nén :
– Việc đổ bê tông phải đảm bảo:
+ Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
+ Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốt pha.
+ Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu hoặc đến mạch dừng của cấu kiện.
+ Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không vượt quá 1.5m.
– Khi đổ bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giám sát chặt chẽ hiện trạng cốt pha đà giá và cốt thép trong quá trình thi công để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
+ Mức độ đổ đầy bê tông vào cốt pha phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra.
+ ở những vị trí mà cấu tạo cốt thép và cốp pha không cho phép đầm máy mới đầm thủ công.
+ Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định phải đợi đến khi bê tông đạt 25 daN/cm2 mới được đổ tiếp bê tông; trước khi đổ phải xử lý làm nhám mặt, làm ẩm và sạch trong khi đổ phải đầm kỹ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
– Các mạch dừng khi đổ bê tông phải được xác định trong bản vẽ thiết kế tổ chức thi công cụ thể, phù hợp với tính chất làm việc của từng loại cấu kiện và phải được chấp thuận của TVGS.
– Đầm bê tông :
+ Có thể dùng các loại đầm khác nhau để đầm bê tông, nhưng phải đảm bảo bê tông được đầm chặt không bị rỗ
+ Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ (vữa xi măng nổi lên bề mặt và bọt khí không còn nữa)
+ Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm dùi không vượt qua 1.5 bán kính tác dụng của đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm.
Bảo dưỡng và hoàn thiện :
– Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm, nhiệt độ cần thiết đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng tác hại trong quá trình đóng rắn của bê tông.
– Thời gian bảo dưỡng tối thiểu trong mùa khô là 7 ngày mùa mưa là 3 ngày.
– Sau khi tháo cốt pha, bề mặt bê tông phải được sửa chữa các khuyết tật và hoàn thiện để bảo đảm độ phẳng nhẵn và đồng đều về màu sắc. Mức độ ghồ ghề của mặt bê tông khi đo áp sát bằng thước 2m không vượt quá 7mm.
Công tác cốt thép :
Mô tả công việc :
– Việc này bao gồm cung cấp, chế tạo, đặt các loại và quy cách thanh cốt thép như trong bản vẽ thiết kế thi công được duyệt.
Yêu cầu vật liệu :
Yêu cầu chung :
– Cốt thép dùng trong kết cấu BTCT phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574-1991 ” Kết cấu bê tông cốt thép” và TCVN 1651-85 ” Thép cốt bê tông”.
– Cốt thép phải có chứng chỉ kỹ thuật của cơ sở sản xuất kèm theo, phải lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 197-85 ” Kim loại – phương pháp thử kéo ” và TCVN 198-85 ” Kim loại – Phương pháp thử uốn”, đảm bảo tính chất cơ lý theo đúng quy phạm.
– Không sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học giống nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau.
– Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông phải đảm bảo :
+ Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không dính vẩy sắt và các lớp rỉ.
+ Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2 % đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
+ Cốt thép cần được kéo, uốn, nắn thẳng.
– Nhà thầu cung cấp cho Tư vấn giám sát các chứng chỉ về báo cáo thí nghiệm trong nhà máy nơi cung cấp thép để chỉ ra những tính chất vật lý và hóa học của cốt thép.
Yêu cầu thi công :
yêu cầu chung :
– Lưu trữ vật liệu trong kho : Toàn bộ các bó thanh thép và các lưới thép sẽ phải được đặt phía trên mặt đất và trên sàn phẳng, mặt trượt hoặc trên các trụ đỡ khác và sẽ được bảo vệ để không bị hư hại về hóa học và làm hỏng bề mặt do thép bị phơi ngoài bụi bẩn.
– Điều kiện bề mặt cốt thép :
+ Cốt thép tại thời điểm lắp dựng sẽ không được dính bụi bẩn, bùn, dính sơn, vữa, dầu hoặc bất kỳ chất lạ nào ảnh hưởng đến độ dính kết của cốt thép.
+ Nhà thầu phải làm sạch cốt thép trước khi đổ bê tông
– Toàn bộ cốt thép sẽ được sẽ được gia công chính xác và lắp đặt vào vị trí như trong bản vẽ và được buộc cố định và đỡ trước khi đổ bê tông.
– Khoảng cách từ ván khuôn đến thanh cốt thép ngoài cùng sẽ được cố định bằng cách chống, giằng, buộc, treo hoặc các trụ đỡ khác. Không cho phép sử dụng các miếng đệm, các mẫu gạch vỡ, đá hoặc các ống kim loại…
– Khoảng cách giữa các thanh cốt thép sẽ giữ trong suốt thời gian đổ bê tông với một sai số cho phép nghiêm ngặt.
Cắt và uốn cốt thép :
– Việc cắt uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học, phù hợp với hình dáng, kích thước thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô, mỗi lô gồm 100 thanh thép cùng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra. Trị số sai lệch không vượt quá các giá trị ghi ở bảng 3
Bảng 3: Kích thước sai lệch của cốt thép đã gia công
Các sai lệch | Mức cho phép mm |
1. Về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lục:
a. Mỗi mét dài b. Toàn bộ chiều dài 2. Sai lệch về vị trí điểm uốn: 3. Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn : a. Khi chiều dài nhỏ hơn 10m b. Khi chiều dài lớn hơn 10m 4. Sai lệch về góc uốn cốt thép 5. Sai lệch về kích thước móc uốn |
5 20 20
+d +(d+0.2a) 3 độ +a |
Trong đó : + d : Là đường kính cốt thép
+ a : Là chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Hàn cốt thép :
– Có thể chọn các phương pháp và công nghệ hàn khác nhau, nhưng phải đảm bảo chất lượng các mối hàn theo yêu cầu thiết kế, phải tuân theo tiêu chuẩn 20 TCVN 71-77 ” chỉ dẫn hàn cốt thép và các chi tiết đặt sẵn trong cấu kiện BTCT”
– Hàn điểm tiếp xúc thường được dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đường kính nhỏ hơn 10mm đối với cốt thép cán nguội và đường kính nhỏ hơn 12mm đối với cốt thép cán nóng.
– Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu thiết kế không có chỉ dẫn đặc biệt thì thực hiện theo quy định sau:
+ Đối với thép tròn hàn tất cả các điểm giao nhau.
+ Đối với thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài, các điểm còn lại ở giữa cách một điểm hàn theo thứ tự xen kẽ.
+ Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điểm giao nhau.
– Hàn hồ quang được dùng khi hàn nối các thanh thép cán nóng có d>8mm, hàn nối tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong lắp ghép.
– Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau :
+ Bề mặt nhẵn không chảy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt.
+ Có chiều dài và chiều cao đường hàn theo quy định của hồ sơ thiết kế.
– Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô. Mỗi lô gồm 100 mối hàn hoặc 100 cốt thép khung loại lưới đã hàn. Những lô sản phẩm này được kiểm tra theo nguyên tắc sau :
+ Mỗi lô lấy 5% sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra kích thước, 3 mẫu để thử kéo dài và 3 mẫu để thử uốn.
Nối buộc cốt thép :
– Nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chổ uốn cong. Trong một mặt cắt tiết diện kết cấu không quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ.
– Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn mốc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc.
– Dây buộc dùng loại dây thép mềm đường kính 1mm
– Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí (ở giữa và 2 đầu)
Thay đổi cốt thép trên công trường :
– Trong mọi trường hợp việc thay cốt thép (Đường kính, chủng loại) phải được sự đồng ý của tư vấn thiết kế.
Vận chuyển, lắp dựng cốt thép :
– Việc vận chuyển cốt thép đã gia công từ nơi chế tạo tới nơi lắp dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép
+ Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chuẩn loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
+ Các khung, lưới cốt thép nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.
– Công tác lắp dựng cốt thép cần thoã nãm các yêu cầu sau:
+Các bộ phận lắp dựng trước không gây trở cho các bộ phận lắp dựng sau
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
+ Khi đặt cốt pha và cốt thép tựa vào nhau thành 1 tổ hợp cứng thì cốt pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết kế.
– Để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, phải đặt các đệm định vị bằng xi măng giữa cốt thép và ván khuôn. Không cho phép dùng đầu mẫu cốt thép, gỗ, đá hoặc các vật liệu có thể gây ăn mòn cốt thép, phâ huỷ bê tông.
– Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép so với thết kế ≤ 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ chiều dày nhỏ hơn 15mm và ≤ 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ chiều dày > 15mm.
– Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng càng được thực hiện theo các yêu cầu sau :
+ Số lượng nối buộc hai hàng dính không <50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẻ.
+ Trong mọi trường hợp, các gốc của đay thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%
– Việc nối các thanh cốt thép đơn vào khung và lưới cốt thép phải được thực hiện theo đúng quy định của thiết kế. Khi nối buộc khung và lưới cốt thép theo phương làm việc của kết cấu thì chiều dài nối chồng thực hiện theo quy phạm.
– Trường hợp ván khuôn đã lắp dựng trước, chỉ được phép dựng cốt thép sau khi đã nghiệm thu xong ván khuôn.
Kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép:
– Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc sau :
+ Sự phù hợp của chất lượng, đường kính cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế
+ Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt uốn và làm sạch đẹp khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép theo đúng quy phạm.
+ Công tác hàn : công nghệ hàn làm que hàn, chất lượng mối hàn, vị trí hàn và trị số sai lệch cho phép.
+ Sự phù hợp về sự thay đổi cốt thép so với thiết kế có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát và của Chủ đầu tư.
– Vận chuyển và lắp dựng cốt thép :
+ Sự phù hợp về phương tiện vận chuyển, cẩu lắp sản phẩm cốt thép đã gia công
+ Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế, trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép.
+ Sự phù hợp giữa các loại cốt thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kê.
+ Sự phù hợp của các loại đệm định vị, con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế.
– Nghiệm thu : Khi nghiệm thu phải có hồ sơ bao gồm :
+ Các bản vẽ thiết kế ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình gia công, kèm theo biên bản và quyết định thay đổi.
+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử và chất lượng cốt thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép và mối nối.
+ Các biên bản về thay đổi cốt thép tại hiện trường so với thiết kế. Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình thi công và lắp dựng cốt thép
+ Nhật ký thi công.
Trên đây là toàn bộ công tác chuẩn bị và yêu cầu khi tiến hành thi công công trình