SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG
NHÂN SỰ CHỦ CHỐT (CÓ THỂ THUÊ NHÂN CÔNG TẠI ĐÂY WEBSITE cungcapnhancong.com):
Cơ cấu công trường gồm :
+ Ban chỉ huy công trường : Tại đây tập trung các cán bộ chủ chốt của Nhà thầu. Đây là bộ phận có các cán bộ nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và thi công các công trình cầu, đường.
+ Các đội thi công chuyên ngành của Nhà thầu.
Ban Chỉ huy công trường gồm có :
+ 1 Chỉ huy trưởng công trường.
+ 1 Chỉ huy phó công trường.
+ 1 Kỹ sư trưởng và các bộ phận chuyên môn giúp việc.
Chức năng và quyền hạn ban chỉ huy công trường :
– Ban Chỉ huy công trường : Chịu trách nhiệm chính, chỉ đạo toàn bộ công trường và cũng là nơi liên hệ, giải quyết trực tiếp công việc với Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát và các Ban ngành, đơn vị liên quan. Nắm bắt và chỉ đạo các vấn đề sẽ phát sinh tại hiện trường.
– Ban Chỉ huy công trường chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo các đội thi công hoàn thành công việc được giao theo đúng tiến độ và đảm bảo về mặt kỹ thuật, chất lượng.
– Ban Chỉ huy công trường trực tiếp làm việc với chủ đầu tư về công tác nghiệm thu chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu công việc và nghiệm thu thanh toán khối lượng công việc thực hiện theo giai đoạn.
Chỉ huy trưởng công trường :
– Là Kỹ sư chuyên ngành cầu đường đã từng chỉ huy thi công nhiều công trình cầu đường, có thâm niên kinh nghiệm trong lĩnh vực cầu đường trên 15 năm và đã có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự trên 10 năm.
– Là người chịu trách nhiệm chính trước Nhà thầu về chất lượng, tiến độ thi công công trình và an toàn lao động bằng việc điều hành các tổ chuyên môn hoàn thành các nhiệm vụ được giao, quyền điều động vật tư, máy móc và các phương tiện thi công, quyền liên hệ trực tiếp với Tư vấn giám sát và Ban quản lý dự án để giải quyết các công việc liên quan toàn bộ công truờng.
– Chỉ huy trưởng công trường có toàn quyền đưa ra các giải pháp do thực tế thi công phát sinh, phối hợp và phân công công việc hợp lý để các đội thi công không bị chồng chéo hay rơi vào tình trạng chờ việc.
– Chỉ huy trưởng công trường phải xem xét tất cả các phương án thi công do các tổ chuyên môn đệ trình và lựa chọn phương án an toàn, hiệu quả nhất.
Phó chỉ huy công trường, Kỹ sư trưởng (Phụ trách kỹ thuật) :
– Chỉ huy phó : Giúp việc cho Chỉ huy trưởng công trường, thường xuyên có mặt ở hiện trường để kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng tiến độ và chất lượng thi công công trình và thay thế điều hành công trình khi Chỉ huy trưởng vắng mặt.
– Kỹ sư trưởng : Thường xuyên có mặt ở hiện trường để kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng tiến độ và chất lượng thi công công trình. Tổ chức cho cán bộ kỹ thuật tập trung nghiên cứu hồ sơ bản vẽ thiết kế, lập tiến độ thi công công trình theo yêu cầu của Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và trực tiếp giám sát đốc thúc các đội thi công đẩy nhanh tiến độ theo đúng tiến độ đã đề ra.
Là người chịu trách nhiệm chính về quản lý chất lượng kỹ thuật của toàn công trường. Có trách nhiệm liên lạc, quan hệ với Tư vấn giám sát, Ban QLDA để giải quyết mọi vướng mắc trong quá trinh thi công cũng như các công tác nghiệm thu hạng mục công việc.
Các bộ phận quản lý :
– Bộ phận Kỹ thuật-chất lượng, vật tư -thiết bị :
– Trên cơ sở Hồ sơ thiết kế được duyệt và năng lực thực tế, có nhiệm vụ lập kế hoạch tổng thể và chi tiết theo tuần của dự án. Kiểm tra tiến độ thi công các hạng mục công trình theo tiến độ đã vạch để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo công trình thi công theo đúng tiến độ và thời gian quy định.
– Trực tiếp tham gia thi công tại hiện trường, kiểm tra hướng dẫn các đội thi công công trình đạt chất lượng và đúng theo hồ sơ thiết kế. Đồng thời trong quá trình thi công xác định khối lượng làm được, thực hiện các thủ tục hồ sơ thí nghiệm, nghiệm thu và tổ chức nghiệm thu thanh toán theo giai đoạn với Chủ Đầu Tư. Cấp ứng và kiểm soát việc cấp phát, nhập xuất vật tư cho toàn bộ dự án. Chuẩn bị vật tư và các thiết bị kịp thời theo tiến độ thi công đã hoạch định. Trong thời gian chuẩn bị thi công, tất cả vật tư thiết bị được tập kết tại hiện trường theo công việc của từng đội thi công sao cho phù hợp và thuận tiện
– Cán bộ kỹ thuật gồm có 2 kỹ sư cầu đường, 1 tổ trắc địa và 4 cán bộ trung cấp. Chịu trách nhiệm đo đạc, khảo sát, hướng dẫn và giám sát quá trình thi công. Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng kỹ thuật và an toàn lao động trong thi công các hạng mục công trình..
– Các cán bộ kỹ thuật phải nghiên cứu kỹ bản vẽ thi công để giám sát và hướng dẫn các đội thi công hoàn thành công việc thiết kế, đảm bảo chất lượng kỹ thuật và an toàn lao động trong thi công các hạng mục công trình. Phát hiện các thiếu sót thông báo ngay cho Tư vấn thiết kế và Ban quản lý để điều chỉnh kịp thời.
– Các cán bộ kỹ thuật cùng với Tư vấn giám sát xử lý ngay hiện trường sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình thi công. Định kỳ hàng tuần theo dõi báo cáo khối lượng hoàn thành và khối lượng nghiệm thu với Ban điều hành công trường.
– Lên kế hoạch và tiến độ thi công chi tiết thi công các hạng mục công việc cho từng ngày để xác định nhu cầu về nhân lực, máy móc, thiết bị thi công.
– Có trách nhiệm tổ chức hệ thống kiểm tra chất lượng nội bộ phù hợp với yêu cầu, tính chất và quy mô công trình xây dựng đối với từng lĩnh vực hoạt động thi công. Sau đó sẽ thông báo đề nghị Ban quản lý dự án nghiệm thu công tác xây lắp hoặc nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công, tuân thủ nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý công trình xây dựng.
– Tổ trắc địa nằm trong bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm nhận mặt bằng thi công, bảo quản các mốc tọa độ và các cao độ. Ngoài ra cần phải xây dựng các mốc phụ để có thể khôi phục lại các mốc bị hư hỏng trong quá trình thi công. Đo đạc và chịu trách nhiệm trong việc xây dựng hướng tuyến thi công. Công tác này đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ dự án do đó các cán bộ kỹ thuật trong tổ trắc đạt là những người có nhiều kinh nghiệm và lam nhiều dự án cầu khác.
– Bộ phận kế hoạch, tài chính :
– Chịu trách nhiệm về công tác kế toán của toàn công trường
– Lập và triển khai chi tiết kế hoạch đầu tư kinh phí thi công. Làm việc với chủ đầu tư trong công tác thanh quyết toán khối lượng thực hiện .
Các đội thi công công trình :
– Nhân sự của mỗi đội trực tiếp thi công các hạng mục công trình bao gồm 1 đội trưởng (Là kỹ sư), 1 Kỹ sư phụ trách kỹ thuật, 2 Trung cấp và công nhân lành nghề.
– Công trường được bố trí gồm 4 đội thi công :
– Đội thi công số 1 : thi công nền đường, mặt đường, đảm bảo giao thông.
– Đội thi công số 2 : thi công cọc khoang nhồi
– Đội thi công số 3 : Thi công mố cầu
– Đội thi công số 4 : Thi công đúc dầm bê tông bê tông cốt thép dự ứng lực và cẩu lắp dầm
– Ban chỉ huy công trình: giao kế hoạch và tiến độ cụ thể cho các đội theo từng hạng mục. Đội trưởng cần căn cứ vào đó lập kế hoạch chi tiết nhu cầu vật tư, xe máy, nhân lực để hoàn thành công việc sau đó phân công công việc cụ thể cho các tổ thi công thực hiện.
– Hàng tuần các Đội thi công phải tổ chức họp giao ban về tiến độ thi công đã hoàn thành, tổng hợp các yêu cầu và kiến nghị (nếu có) gửi Ban chỉ huy.
– Các Đội thi công được giao các quyền hạn sau đây:
+ Có quyền kiến nghị với Chỉ huy trưởng công trường chấm dứt hợp đồng những công nhân không chấp hành đúng nội quy công trường như : Uống rượu, bia khi đang làm việc, không dùng trang bị bảo hộ lao động đúng quy định,…
+ Có quyền đình chỉ thi công đối với các tổ, cá nhân không chấp hành quy trình quy phạm gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc kéo dài công việc đã giao.
+ Có quyền đề xuất phương án thưởng, phạt đối với các tổ sản xuất để nâng cao chất lượng công trình và đẩy nhanh tiến độ công trình.
+ Có quyền xác nhận khối lượng hoàn thành cho từng tổ để trả lương hàng tháng.
Mối quan hệ Nhà thầu và Ban chỉ huy công trường:
– Nhà thầu giao nhiệm vụ và kế hoạch thi công cho Ban chỉ huy công trường kèm theo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng công trình. Các vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị, vốn thi công Nhà thầu cung cấp. Nhà thầu sẽ cử cán bộ giám sát và nghiệm thu khối lượng mà Ban chỉ huy thực hiện trong suốt quá trình thi công để làm cơ sở đáp ứng yêu cầu tiến độ cung cấp vật tư và vốn thi công.
– Ban chỉ huy căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch được giao phải chủ động triển khai tiến độ thi công cụ thể như :
+ Kế hoạch, tiến độ và các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình.
+ Phối hợp với các đội thi công để đạt được mục tiêu chung của Nhà thầu là chất lượng tốt nhất, tiến độ hoàn thành nhanh, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
+ Lập tiến độ cung cấp vật tư, vốn thi công từng giai đoạn trình cho Nhà thầu để đảm bảo kịp thời kế hoạch thi công của công trình.
+ Lập kế hoạch phân bổ vật tư, vật liệu và vốn cho từng đội thi công hợp lý đảm bảo yêu cầu sản xuất.
+ Lập tổ chuyên trách điều hành và báo cáo tiến độ thi công với Nhà thầu, đồng thời trực tiếp giải quyết những vướng mắc trong quyền hạn cho phép.
Trên đây là công việc chi tiết cần chuẩn bị khi thi công công trình nó mang yếu tố quyết định ảnh hưởng tới toàn bộ dự án thi công.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Thái Hà
- Trụ sở: Ngõ 9, tổ 28, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- VPGD: P.1101, Sảnh D, Tòa T02, C37 Bắc Hà, Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy SX: Thôn Giáp Long, xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội.
- Điện thoại: 024.8589.3388 – Email: ecthaiha@gmail.com
- Website: www.betongthaiha.com
Cảm ơn Quý khách đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của betongthaiha.com !