Cầu Bàn Thạch thuộc huyện Đức Phổ, Thành Phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi. Cây cầu xây xong sẽ thúc đẩy nền kinh tế nông ngư lạc hậu, tạo điều kiện phát triển tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế toàn diện.
Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây Dựng Thái Hà nhận được gói thầu thi công cầu Bàn Thạch. Một trong gói thầu rất quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi. Với kinh nghiệm thi công nhiều công trình trọng điểm. Công ty được các nhà thầu tin tưởng tuyệt đối trong quá trình triển khai thi công.
Sau đây là các bước chi tiết triển khai thi công cầu Bàn Thạch:
GIẢI PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT PHẦN CẦU:
Thi công kết cấu phần dưới:
Thi công cọc khoan nhồi:
– Căn cứ vào địa hình, địa chất thủy văn, khối lượng công việc và năng suất thực tế thiết bị. Công tác khoan cọc nhồi sẽ được bắt đầu sau khi huy động thiết bị đến công trường như trong tiến độ thi công chi tiết và tổng thể đã lập.
– Trình tự và biện pháp thi công cọc khoan nhồi gồm các bước như sau:
Bước chuẩn bị thi công cọc khoan nhồi:
+ Trước khi thi công cọc khoan nhồi phải có đầy đủ các tài liệu sau:
– Hồ sơ tài liệu tọa độ của các cọc mố, trụ.
– Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở từng vị trí mố.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công mố.
– Tài liệu về các công trình đã có gần vị trí khoan cọc (nguồn điện, nguồn nước, các công trình ngầm, các chướng ngại…) nếu có.
– Thiết kế thành phần cấp phối bê tông xi măng, bentonite phục vụ thi công các hạng mục công việc liên quan của cầu.
– Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bị khác.
– Thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho cọc khoan và các công tác kiểm tra chất lượng cọc khoan.
– Các mẫu biểu ghi chép theo dõi quá trình thi công cọc.
+ Kiểm tra lại việc thăm dò rà phá bom mìn khu vực thi công, các vật chướng ngại trong khu vực thi công, trong lòng đáy sông…, để có biện pháp xử lý thích hợp.
+ San đắp tạo mặt bằng thi công đối với cọc.
+ Kiểm tra lại đường cơ tuyến, lập các cọc định vị tim móng, các vị trí cọc khoan nhồi để thi công ống vách và tiến hành khoan tạo lỗ. Định vị căn cứ vào tài liệu thiết kế về bố trí mặt bằng cọc và dựa trên cơ sở hệ lưới định vị do CĐT và đơn vị thiết kế bàn giao. Việc xác định vị trí tim cọc bằng máy toàn đạc.
+ Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến vị trí từng mố khi thi công.
+ Bố trí hệ thống cung cấp nước ngọt đảm bảo cho dung dich bentonite không bi lắng.
+ Kiểm tra hoạt động của thiết bị khoan và các thiết bị đồng bộ kèm theo.
+ Phổ biến qui trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi để hướng dẫn cho cán bộ, công nhân tham gia.
+ Làm các thí nghiệm để chọn tỷ lệ pha trộn thành phần bentonite phù hợp với yêu cầu của lỗ khoan
Chế tạo lồng thép cho cọc khoan nhồi.
– Tất cả các vật liệu thép phải được thí nghiệm đảm bảo đủ các chỉ tiêu kỹ thuật trước khi thi công.
– Lồng thép được chế tạo theo bản vẽ và điều kiện kỹ thuật, việc thi công lồng thép sẽ do một đội chuyên ngành thi công tại công trường và có giám sát của kỹ sư, các lồng thép được kê trên cọc ván thép.
– Lắp các ống siêu âm vào trong lồng thép.
– Sau khi gia công thép đơn vị thi công sẽ báo cho tư vấn giám sát nghiệm thu lồng thép và được ghi vào nhật ký thi công làm cơ sở lập biên bản nghiệm thu theo quy định của dự án
Sai số cho phép chế tạo lồng thép theo TCXDVN 326: 2004
Hạng mục | Sai số cho phép, mm |
Cự ly giữa các cốt chủ | + 10 |
Cự ly cốt đai hoặc cốt lò xo | + 20 |
Đường kính lồng thép | + 10 |
Độ dài lồng thép | + 50 |
Chế tạo dung dịch Bentonite API
– Dung dịch Bentonite phải được pha chế phù hợp với điều kiện thi công, điều kiện địa chất của công trình, đồng thời duy trì đúng tính chất trong quá trình thi công.
– Nguồn nước trộn bentonite được lấy từ giếng khoan tại công trình, Hòa bentonite với tỉ lệ 60kg/m3. Bentonite được hoà trộn nhờ máy trộn bentonite và khuấy đủ mạnh dung dịch trong khoảng 15 phút. Dung dịch Bentonite được bơm chuyển tới thùng chứa trước khi sử dụng ở hố khoan. Trường hợp Bentonite không đạt được độ nhớt theo yêu cầu kĩ thuật, nhà thầu sẽ sử dụng phụ gia CMC để tăng độ nhớt cho dung dịch. Thí nghiệm ben tại hiện trường trong suốt quá thi công như sản suất ben, ben trong hố khoan và ben tái sử dụng.
– Trong quá trình khoan luôn luôn bơm dung dịch Bentonite vào đầy hố khoan. Để tránh hiện tượng sập hố khoan, phải luôn kiểm tra đặc tính kỹ thuật của dung dịch Bentonite bằng các thiết bị kiểm tra.
– Kiểm tra độ nhớt: Đồng hồ bấm giây, ca đo thể tích dung dịch Bentonite, dụng cụ đo độ nhớt.
+ Kiểm tra độ lắng cát: cốc lọc, ống thuỷ tinh.
+ Kiểm tra độ PH: giấy quỳ.
+ Kiểm tra dung trọng: Tỉ trọng kế. (lấy theo chỉ dẫn KTTC và nghiệm thu 06500-2)
Các chỉ tiêu sau đây được chấp nhận trong quá trình thi công khoan nhồi
TT | Hạng mục | Chỉ tiêu tính năng | Phương pháp kiểm tra |
1 | Khối lượng riêng | 1,05 – 1,15 | Tỷ trọng kế dịch sét hoặc bô mê kế |
2 | Độ nhớt | 18 – 45 s | Phương pháp phễu: 500/500cc |
3 | Hàm lượng cát | < 6% | |
4 | Tỷ lệ chất keo | > 95% | Phương pháp đong cốc |
5 | Lượng mất nước | < 30ml/30 phút | Dụng cụ đo lượng nước mất |
6 | Độ dày của áo sét | 1 – 3mm/30 phút | Dụng cụ đo lượng nước mất |
7 | Lực cắt tĩnh | 1phút: 20-30-mg/cm2 | Lực kế cắt tĩnh |
8 | Tính ổn định | < 0,03 g/cm2 | |
9 | Trị số PH | 7 – 9 | Giấy thử PH |
Kết quả kiểm tra chất lượng của Bentonite được ghi vào nhật ký thi công dưới sự giám sát của tư vấn giám sát.
Bước 1- Khoan tạo lỗ :
– Sau khi định vị tim cọc, đưa máy khoan vào vị trí, điều chỉnh độ nằm ngang của máy và độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc đạc. Tiến hành hạ ống vách dẫn hướng bằng búa khoan. Tiến hành khoan với tốc độ chậm đến cao độ thiết kế cọc.
– Dung dịch bentonite được bơm ngay vào lỗ khoan khi máy khoan bắt đầu khoan trong ống vách và được cung cấp liên tục trong quá trình khoan để duy trì áp lực vào thành lỗ khoan. Vữa bentonite được trộn đúng tỷ lệ đáp ứng các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp với địa chất khu vực khoan. Bể chứa vữa bentonite có dung tích ≥ 1,5 thể tích lỗ khoan. Bentonite sử dụng trong quá trình khoan luôn được kiểm tra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và cao độ dung dịch trong lỗ khoan luôn duy trì cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 2 m.
Mùn khoan lấy lên được vận chuyển ngay ra xa khỏi vị trí hố khoan để không làm ảnh hưởng đến chất lượng hố khoan.
Trong quá trình khoan chúng tôi luôn theo dõi, mô tả địa chất của các lớp đất đá khoan qua và thể hiện bằng báo cáo chi tiết. ở các điểm có địa tầng sai khác so với kết quả khảo sát ban đầu, sẽ tiến hành lấy mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký, báo cáo với đơn vị thiết kế và tư vấn để có biện pháp xử lý phù hợp.
Sau khi khoan đạt được độ sâu thiết kế và tư vấn giám sát nghiệm thu, tiến hành chờ lắng trong khoảng 1¸ 2 (giờ) và làm sạch đáy hố khoan đạt yêu cầu của tư vấn giám sát và qui trình cho phép (lớp mùn lắng £ 5 cm) thì tiến hành hạ lồng thép.
Bước 2 – Công tác kiểm tra lỗ khoan:
– Kiểm tra độ ôvan và độ lệch tim dọc lỗ khoan.
– Kiểm tra vị trí lỗ khoan sau khi khoan.
– Kiểm tra chiều sâu lỗ khoan.
– Kiểm tra tỷ trọng dung dịch để điều chỉnh dung dịch bentonite trong quá trình khoan, đảm bảo tiêu chuẩn vữa sét theo quy định.
– Kiểm tra hàm lượng cát trong dung dịch ở công đoạn rửa sạch lỗ khoan.
Bước 3 – Hạ lồng thép và làm sạch lỗ khoan
– Sử dụng cốt thép đúng chủng loại đã được chấp thuận, gia công lắp đặt các thanh cốt thép đúng theo bản vẽ thiết kế. Việc nối các thanh cốt thép phải tuân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Lồng thép được gia công trên bãi gia công và vận chuyển đến vị trí.
– Dùng cẩu 25T hạ từ từ đoạn thứ nhất vào trong hố khoan cho đến cao độ đảm bảo thuận tiện cho việc kết nối đốt tiếp theo.
– Giữ lồng cốt thép bằng giá đỡ được chế tạo bằng thép đường kính lớn hoặc thép hình.
– Đưa đoạn tiếp theo và thực hiện công tác nối lồng cốt thép (hàn các thanh cốt dọc với nhau).
– Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống.
– Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuối cùng. Công việc hạ lồng thép, nối các đoạn lồng thép phải thực hiện khẩn trương để rút ngắn thời gian đến mức tối thiểu (không quá 2 giờ) để tránh lắng đọng cát làm bẩn lỗ khoan.
– Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép.
– Neo lồng cốt thép vào ống thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên, không bị xê dịch.
– Lồng cốt thép sau khi kết nối phải thẳng, các ống thăm dò phải thẳng và thông suốt; Độ lệch tâm của ống tại vị trí nối lồng cốt thép không được vượt quá 1cm.
– Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại chiều sâu của hố khoan. Trường hợp độ lắng ≤ 5 cm thì hố khoan đạt yêu cầu về độ sạch và tiến hành đổ bê tông.
– Trường hợp độ lắng > 5 cm thì phải làm sạch vệ sinh đáy hố khoan bằng phương pháp thổi rửa đáy khoan. Làm sạch bằng việc hấp thụ cặn lắng bằng bentonite. Dùng máy nén khí bơm khí nén xuống đáy hố để thổi cặn lắng hòa tan với dung dịch bentonite và tách các cặn lắng đó ra. Kiểm tra lại vệ sinh lỗ khoan nếu đạt yêu cầu chuyển sang công tác hạ lông thép khi hạ chú ý các tiêu chí độ thẳng , đổ hở thành và các chi tiêu khác
Bước 4- Đổ bê tông cọc khoan nhồi:
Sau khi kiểm tra vệ sinh lần cuối lỗ khoan, được tư vấn giám sát chấp thuận, tiến hành đổ bê tông cọc khoan nhồi.
– Lắp đặt ống đổ bê tông: ống dẫn phải được làm sạch mặt trong ống, ống không được méo mó và chỗ nối phải kín nước, ống gồm các đốt 3m, 2m, 1m và ống có đường kính 273 mm, tuỳ theo chiều dài ống mà tổ hợp, chiều dài ống căn cứ vào cao độ đáy hố khoan và cao độ sàn kẹp cổ ống để tính toán. Thông thường đoạn ống cuối cùng (đoạn mũi) bố trí đoạn ống đặt biệt 1m, các đoạn ống phía trên thường là đoạn ống 3 m, đoạn trên cùng tiếp giáp với phễu đổ có thể lắp một đốt 2 m hoặc 1 m.
– Lắp đặt các đoạn ống vào lỗ khoan gồm các bước sau:
+ Đánh dấu chiều cao ống.
+ Lắp đặt hệ dầm kê kẹp cổ trên sàn cứng, dùng cẩu lắp từng đoạn ống dẫn vào cọc lỗ khoan theo tổ hợp tính toán, các ống lắp với nhau bằng ren, sử dụng cờ lê xích xiết chặt hết vòng ren.
– Toàn bộ hệ thống ống dẫn được treo trên sàn kẹp thẳng đứng và được rút lên, hạ xuống bằng cần cẩu. Sàn kẹp ống đổ là một khung thép có tác dụng như một cái khoá để giữ ổn định vị trí cho ống đổ không bị kéo tụt xuống, hạn chế dao động của ống đổ.
– Sau khi tổ hợp xong dùng cần cẩu nhấc ống cao trên đáy lỗ khoan 20 cm, định vị đúng tâm lỗ, đảm bảo ống không chạm vào lồng thép và cố định dầm kẹp cổ dẫn hướng để kéo lên và hạ xuống.
– Đặt cầu ngăn nước: Cầu chuyên dụng của ống dẫn bê tông là các miếng xốp nhỏ đặt trong bao nilông ở giữa có móc để treo cầu bằng một sợi dây thép # 2 # 3 mm. Cầu được đặt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí đáy phễu đổ, cầu phải tiếp xúc khít, kín với thành ống dẫn. Trước khi đổ bê tông vào trong phễu quả cầu được đặt cách đáy phễu khoảng 20 ¸ 40cm.
– Cầu ngăn nước đảm bảo kín khít để có thể đẩy dung dịch bentonite ra khỏi ống đổ nhưng không bị kẹt lại trong ống khi đổ bê tông.
– Rót dần bê tông vào phễu, tránh bê tông rót trực tiếp lên cầu làm lật cầu. Khi bê tông đầy phễu (0,5-1,3 m3), thả sợi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống, bê tông được cấp liên tục vào phễu.
– Ban đầu, đầu ống dưới đặt gần sát đáy lỗ khoan; khi bê tông đổ 3¸3,5 m3, nâng ống lên 25 ¸ 30 cm để vữa bê tông ép xuống đáy ống và tràn ra. Trong quá trình đổ bê tông phải giữ đầu ống luôn luôn ngập trong bê tông khoảng 2¸3 m.
– Bê tông đầu đoạn cọc phải có cấp phối đồng nhất tốt, trong khi ở vị trí này thường có chất lượng không tốt, phải tiếp tục đổ bê tông cao hơn cao độ mặt thiết kế một đoạn là 1,2m. Khi cường độ bê tông đạt 50% sẽ đục bỏ đoạn bê tông xốp này, để đảm bảo cho bề mặt bê tông có đầy đủ mật độ đá dăm lên đến cao độ thiết kế.
– Yêu cầu thời gian chờ bêtông đạt cường độ , quá trình vận chuyển bêtông từ trạm trộn đến vị trí thi công, độ sụt bêtông trước khi thi công.
– Hoàn thiện công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi.
Rút ống vách và vệ sinh đầu cọc:
Sau khi kết thúc đổ bê tông từ 15 đến 20 phút thì tiến hành rút ống vách (casing). Bằng hệ thống cẩu của máy khoan theo phương pháp thẳng đứng, đảm bảo ổn định đầu cọc và độ chính xác tâm cọc.
Sau khi rút ống vách 1 đến 2 giờ tiến hành hoàn trả hố khoan bằng vật liệu cát đen và cắm biển báo cọc đã thi công, nhằm tránh làm hư hỏng đầu cọc và ống siêu âm.
Khoan cọc tiếp theo:
Sau khi di chuyển vật tư thiết bị đến vị trí cọc mới tiến hành thực hiện khoan cọc tiếp theo . Cọc khoan gần kề chỉ được tiến hành khi bê tông cọc trước đã đạt được 70% cường độ.
Các giải pháp để hạn chế các sự cố:
+ Cọc nghiêng:
Trong quá trình khoan luôn luôn đảm bảo máy cân bằng trong suốt quá trình khoan và thường xuyên kiểm tra trong quá trình khoan.
+ Sạt vách:
Luôn luôn kiểm tra đặc tính kỹ thuật của dung dịch Bentonite và trong quá trình khoan phải luôn bơm dung dịch Bentonite vào đầy trong hố khoan.
+ Tắc ống đổ :
Thường xuyên kiểm tra độ sụt của bê tông, qúa trình cấp bê tông vào ống đổ cần liên tục. Cần tính toán để cắt ống đổ cho hợp lý tránh để ống đổ ngập quá sâu trong bê tông. Nếu hiện tượng tắc ống đổ xẩy ra mà sau khi đã cắt ống hợp lý thì tiến hành nâng ống đổ lên một đoạn 20 cm -:- 30 cm và hạ xuống đến khi bê tông trong ống thoát ra (chú ý ống đổ vẫn ngập trong bê tông một khoảng theo quy định >2m). Trong quá trình đổ cần bơm lượng vữa Bentonite lẫn cặn bẩn ra hợp lý làm giảm áp lực để bê tông được đẩy lên thuận tiện.
Thi công mố bê tông:
Thi công bệ mố :
Trong điều kiện thời tiết cho phép, mực nước ngầm thấp trình tự biện pháp thi công bệ mố được tiến hành như sau:
- Công tác chuẩn bị:
+ chuẩn bị: Trước khi thi công mố phải có đầy đủ các tài liệu sau:
– Hồ sơ tài liệu tọa độ của các mố, trụ.
– Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở từng vị trí mố, trụ.
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công mố, trụ.
– Tài liệu kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.(kết qảu siêu âm, nén mẫu bê tông)
– Thí nghiệm thành phần cấp phối bê tông sử dụng cho mố.
– Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bị khác.
– Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông.
+ San đắp tạo mặt bằng thi công đối với mố cầu và các trụ được chọn để thi công theo phương án trên cạn.
+ Kiểm tra lại đường cơ tuyến, lập các cọc định vị tim móng. Định vị căn cứ vào tài liệu thiết kế về bố trí mặt bằng cọc và dựa trên cơ sở hệ lưới định vị quốc gia. Việc xác định vị trí tim cọc bằng máy kinh vĩ điện tử.
+ Kiểm tra lại việc thăm dò rà phá bom mìn khu vực làm móng, các vật chướng ngại trong khu vực thi công, trong lòng đáy sông…, để có biện pháp xử lý thích hợp.
+ Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến vị trí từng mố trụ khi thi công.
+ Bố trí hệ thống cung cấp nước ngọt từ bể chứa nước đến các mố, trụ.
Công tác thi công:
– Đưa máy đào 0.70m3 vào vị trí kết hợp với nhân công đào đất hố móng đến cao độ đáy lớp đáy móng.
– Tiếp tục đào đến cao độ đáy lớp bê tông lót nếu đã được sự đồng ý của tư vấn giám sát sau khi đã kiểm tra hố móng biết chắc chắn rằng sức chịu nén thiết kế ấn định trong hồ sơ thiết kế đạt được một cách an toàn.
– Hút nước hố móng bằng máy bơm 60m3/h.
– Thi công lớp đá dăm đệm dày 20 cm.
– Đổ bê tông lót dày 10cm.(bê tông trạm trộn)
– Bơm vữa Sonic vào các ống siêu âm.
– Khi bê tông lót đủ cường độ tiến hành đập đầu cọc bằng máy khoan và chuyển bê tông thừa ra ngoài.
– Dùng cẩu lắp dựng ván khuôn bệ mố.
– Lắp dựng cốt thép bệ mố, cốt thép chờ thân mố.
– Vận chuyển và đổ bê tông bằng xe chở bê tông từ trạm trộn. Hoàn thiện công tác đổ bê tông bệ mố.
– Bảo dưỡng bê tông bệ mố.
Tổ chức thi công bệ mố cho từng đơn nguyên.
Thi công thân mố :
Bước 1:
Sau khi bê tông đạt cường độ yêu cầu. Nhà thầu tiến hành tháo dỡ ván khuôn bệ mố.
– Đắp cát hố móng đến cao độ đỉnh bệ mố.
– Gia công và lắp dựng cốt thép thân mố, cốt thép chờ tường cánh, tường ngực.
– Lắp dựng ván khuôn thân mố.
Bước 2:
– Vận chuyển bê tông đến vị trí bằng xe chở bê tông và đổ vào máy bơm bê tông. Chỉ đổ bê tông khi các điều kiện cho phép và được tư vấn chấp thuận.
– Bơm trực tiếp bê tông vào thân mố.
– Hoàn thiện công tác đổ bê tông thân mố.
Bước 3:
– Sau khi bê tông thân mố đạt yêu cầu về cường độ tiến hành tháo dỡ ván khuôn thân mố.
– Lắp dựng cốt thép tường cánh và tường ngực mố.
– Kiểm tra công tác lắp dựng cốt thép.
– Lắp dựng ván khuôn tường cánh, tường ngực mố.
Bước 4 :
– Vận chuyển bê tông đến vị trí bằng xe chở bê tông và đổ vào máy bơm bê tông. Chỉ đổ bê tông khi các điều kiện cho phép và được tư vấn chấp thuận.
– Bơm trực tiếp bê tông vào thân tường cánh, tường ngực. Hoàn thiện công tác đổ bê tông tường ngực, tường cánh.
– Bảo dưỡng bê tông.
Tổ chức thi công bệ thân mố cho từng đơn nguyên.
Thi công kết cấu thượng bộ :
Thi công dầm bê tông:
Bước chuẩn bị :
+ Trước khi thi công dầm phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công dầm.
– Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công cầu.
– Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bị khác.
– Biện pháp kỹ thuật thi công cho từng loại dầm.
– Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho dầm và các công tác kiểm tra chất lượng dầm.
+ Kiểm tra hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến bãi đúc dầm
+ Bố trí hệ thống cung cấp nước ngọt từ bể chứa nước đến bãi đúc.
+ Kết quả thí nghiệm để chọn tỷ lệ thành phần hỗn hợp bê tông dầm.
+ Kết quả thí nghiệm các loại vật liệu mang đến công trường thi công cầu.
Bước 2- Chế tạo và lắp dựng ván khuôn dầm:
Chế tạo bệ đỡ ván khuôn đáy:
– Ván khuôn đáy đặt trên bệ kê cố định, bệ đỡ làm bằng bê tông cốt thép và đảm bảo không bị lún trong quá trình thi công.
– Ụ móng được đầm kỹ đệm đá dăm và cát (kích thước bệ đỡ theo hồ sơ thiết kế)
– Nền bãi đúc được đầm chặt và thoát nước tốt.
Lắp đặt ván khuôn :
– Ván khuôn để đúc dầm được gia công bằng thép đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
– Ván khuôn thành và ván khuôn đáy phải thẳng, phẳng, các kích thước phải phù hợp với yêu cầu thiết kế.
– Cần kiểm tra độ cong vênh, mức độ rỉ và đảm bảo xử lý sạch sẽ trước khi lắp.
– Tất cả các mối nối giữa ván khuôn thành với nhau, ván khuôn thành với ván khuôn đáy, tấm đầu dầm,.. có đệm cao su chống mất vữa xi măng. Mặt tiếp xúc tấm đáy với bệ đỡ có đệm cao su để tăng độ rung khi đầm rung làm việc.
– Độ võng của các bộ phận chịu uốn của ván khuôn không được vượt quá 1/400 chiều dài tính toán đối với các bộ phận bố trí ở bề mặt ngoài và 1/500 chiều dài tính toán đối với các bộ phận khác.
– Định vị ván khuôn thành với nhau bằng tăng đơ và bu lông, định vị ván khuôn thành và ván khuôn đáy bằng bu lông.
Bố trí hệ thống đầm rung:
– Bố trí đầm rung trên thành bộ ván khuôn sau khi lắp đặt xong cần cho đầm rung không tải để kiểm tra độ cứng của ván khuôn.
– Bố trí đủ số lượng đầm, bố trí 2 bên thành ván khuôn và đủ công suất theo thiết kế và được đánh số thứ tự .
Chế tạo và lắp dựng cốt thép:
– Các thanh cốt thép được gia công và đan buộc thành lưới, thành khung sườn trước khi cẩu lắp vào đúng vị trí.
– Các thanh cốt thép thẳng, độ sai số tính theo đường tim so với thiết kế < 1/100
– Các thanh cốt thép được làm sạch dầu, sơn, bụi, đất, rỉ sắt cũng như các tạp chất có hại trước khi đặt cốt thép .
– Trong bất kỳ trường hợp nào không giữ thẳng cốt thép có gờ trong khi đang uốn. Việc uốn móc câu, móc vuông sử dụng biện pháp uốn nguội theo đúng kích thước thiết kế – Khi đặt cốt thép, sử dụng các con kê bằng bê tông kích thước (40×40) mm có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ. Khung lưới cốt thép bảo vệ, khung lưới cốt thép định vị chắc, không bị biến hình và cố định trước tác động của bê tông tươi và các tác động khác .
Lắp đặt ống gen :
– Để đảm bảo có vị trí chính xác, các ống ghen được giữ cố định bằng các lưới thép F 12 hàn định vị đảm bảo không dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông khoảng cách giữa các lưới định vị từ 1,0m-2,0m và được bố trí dọc theo chiều dài dầm.
– Sai số cho phép khoảng cách ống so với thiết kế <2mm khi đặt và <5mm khi đổ bê tông.
– Dùng “con chuột” bằng thép để kiểm tra thường xuyên sự thông suốt của ống và sự rò rỉ nước vào ống trong suốt quá trình đổ bê tông.
Đổ và đầm bê tông dầm :
Trước khi đổ bê tông dầm kiểm tra các vấn đề sau đây:
– Căn cứ vào văn bản kiểm tra thí nghiệm tỷ lệ thành phần hỗn hợp bê tông do cơ quan thí nghiệm cung cấp.
– Kiểm tra tại hiện trường chất lượng, khối lượng vật liệu.
– Kiểm tra tình hình hoạt động của máy móc, thiết bị trong dây chuyền, tình hình cung cấp điện , nước và các phương án dự phòng (đối với cẩu, máy trộn , đầm.. )
– Kiểm tra ván khuôn, độ cứng, sạch, bôi trơn, sai số về kích thước …
– Kiểm tra cốt thép: đường kính, khoảng cách, vị trí, số lượng.
– Kiểm tra sự đầy đủ và đúng vị trí của kết cấu chôn sẵn.
– Kiểm tra công tác an toàn lao động .
– Quy định đổ bê tông:
Phương pháp đổ bê tông, thực hiện phương pháp đổ lấn, hoàn thiện toàn bộ tiết diện ngang của dầm từ một đầu theo tình tự bầu dầm, bụng dầm.
Quá trình đổ bê tông trong mọi trường hợp góc xiên của mặt bê tông vừa đổ hợp với mặt phẳng ngang của đáy dầm không lớn hơn 300.
Để đảm bảo quy trình trên xe rải phân phối bê tông phải thực hiện các quy trình sau:
Mở cửa xả của hộc rải phải dứt khoát với chiều rộng của mở lớn hơn 10cm. Tốc độ di chuyển của cẩu rải không lớn hơn 2m/1phút.
Chiều dài rải bê tông không lớn hơn 5m, một lần đổ có thể tích 1,2m3.
Chiều cao rơi của vữa bê tông không lớn hơn 1,5m.
Bê tông được đổ liên tục, chỉ cho phép gián đoạn khi có tình huống đặc biệt nhưng cũng không quá 30 phút.
Trong quá trình đổ bê tông xem xét đà giáo ván khuôn nếu có sai lệch sẽ xử lý ngay.
Trong quá trình đổ bê tông thường xuyên kiểm tra ống luồn bó thép cường độ cao bằng “con chuột” thép.
Sau khi đổ bê tông xong chèn kín miệng của ống ghen để ngăn ngừa các vật ngoại lai lọt vào.
– Quy định đầm bê tông :
Đầm là khâu quan trọng đảm bảo chất lượng bê tông nên phải bố trí đầm đầy đủ, đủ công suất, chủng loại.
Đầm cạnh (đầm hông): Bố trí đủ số lượng theo tính toán phù hợp với kích thước dầm.
Sử dụng đầm dùi và các xăm tay F12, đầm dự phòng
– Trình tự đầm khi đổ bê tông như sau:
Khi bê tông đổ đủ phần bầu dầm, đầm cạnh trong phân đoạn đó hoạt động, kết hợp với đầm dùi trong phạm vi có thể đưa đầm dùi vào được tại các vị trí không sử dụng được đầm dùi phải dùng xăm tay kết hợp.
Thời gian hoạt động của đầm cạnh trong khoảng 60 – 90 giây cho một lần chấn động.
Dấu hiệu cho đầm ngừng hoạt động là bề mặt bê tông có nước xi măng thông lưu, không xuất hiện bọt khí nổi lên.
Khi kết thúc công tác bê tông ở mỗi phân đoạn thì đầm ở đó không được hoạt động để tránh phân tầng.
Phải dùng xăm tay chọc, gạt vữa bám trên thành ván khuôn để tránh trường hợp bị vữa treo.
Bảo dưỡng bê tông dầm:
– Bê tông sau khi đổ xong, ngay sau khi se vữa sẽ nhanh chóng phủ đậy và tưới nước bảo dưỡng. Với bê tông đổ vào ngày nóng nực và bê tông của bản mặt cầu có bề mặt thoáng lớn thì sau khi đổ bê tông sẽ che bạt. Đợi sau khi se vữa sẽ phủ đậy và tưới nước dưỡng.
– Mặt hở của dầm bê tông được bao phủ bằng bao tải gai che nắng, gió, mưa và được tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
– Thời gian bảo dưỡng bê tông thông thường 7 ngày. Có thể căn cứ vào tình hình độ ẩm, nhiệt độ không khí, tính năng loại xi măng và chất lượng phụ gia sử dụng mà quyết định kéo dài hoặc rút ngắn thời gian bảo dưỡng.
– Nước dùng để tưới bảo dưỡng bê tông là nước để chế tạo hỗn hợp bêtông.
– Sau khi tháo ván khuôn xong sẽ kiểm tra bề mặt thân dầm và lập biên bản nghiệm thu.
Chuẩn bị lắp đặt và căng kéo cáp:
* Công tác kiểm tra :
– Xem xét kiểm tra kỹ lưỡng và sửa chữa ngay các khuyết tật của bê tông.
– Kiểm tra cường độ bê tông nếu đạt 90% cường độ thiết kế mới tiến hành tạo ứng suất.
– Kiểm tra chứng chỉ của thép cường độ cao cũng như kiểm tra sơ bộ thép cường độ cao bằng các dụng cụ ngay tại hiện trường .
– Kiểm tra neo và xem xét chứng chỉ neo.
– Kiểm tra sai số khi lắp đặt bó thép cường độ cao.
– Kiểm tra kích thước từng cặp nêm neo đảm bảo tính đồng bộ.
– Kiểm tra các thiết bị căng kéo như kích dự ứng lực, đồng bộ do áp lực, máy bơm dầu, chứng chỉ kiểm tra, kiểm định kích.
– Xác định các hệ số của kích như hệ số ma sát của kích.
– Kiểm tra lỗ luồn bó thép cường độ cao sao cho sạch sẽ và thông suốt.
– Kiểm tra công tác bố trí nhân lực.
* Công tác chuẩn bị :
– Chuẩn bị số lượng nêm neo, đầu neo đầy đủ cho một dầm.
– Chuẩn bị đầy đủ số lượng thép dự ứng lực cho một dầm.
– Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện thiết bị như kích, máy bơm cũng như các thiết bị đo kiểm tra.
* Chế tạo và lắp đặt bó thép cường độ cao:
– Thép cường độ cao đưa vào sử dụng phải được tư vấn giám sát chấp thuận và đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế và trong cùng một dầm chỉ sử dụng một loại thép cường độ cao, neo.
– Việc cắt thép cường độ cao dùng máy cắt chuyên dụng bằng tay.
– Các tao thép cường độ cao sẽ được bảo quản chống rỉ do độ ẩm môi trường.
– Trước khi luồn bó thép cường độ cao chúng tôi sẽ phun nước rửa sạch ống ghen và neo, sau đó làm sạch tuyệt đối bằng máy bơm nước cao áp và máy nén khí.
– Cáp thép cường độ cao được luồn từng tao và ống tạo lỗ chiều dài bó cáp thò ra ngoài dầm (kể từ mặt bản bệ đỡ neo) ở mỗi đầu dầm tối thiểu phải dài 800mm sau đó lắp đầu neo, nêm và kích.
* Căng kéo bó cáp dự ứng lực:
– Dùng kích chuyên dụng để căng kéo các bó cáp dự ứng lực.
– Trong quá trình căng kéo phải lấy độ giãn dài để tiến hành đối chiếu kiểm tra . Độ chênh lệch của trị số giãn dài thực tế so với tính toán phải £ 5%.
– Phương pháp tính độ giãn dài bó cáp cường độ cao:
– Trước khi tiến hành căng kéo bó thép cường độ cao phải tạo các đường chuẩn trên dầm theo cả hai phương , dùng máy thuỷ bình , kinh vĩ đo biến dạng của dầm theo hai phương tại các mặt cắt : 2 đầu dầm , 1/4L, 1/2L , 3/4L trong quá trình căng kéo .
Các bước căng kéo : Lực căng kéo bó cáp theo hồ sơ thiết kế Pk:
Bước 1: Căng kéo bó cáp cấp lực 0.1Pk
Bước 2: Hồi kích về không
Bước 3 : Đánh dấu đầu bó cáp để đo độ giãn dài .
Bước 4: Kéo bó cáp tới các cấp lực 0,2Pk ® 0,4Pk® 0,6Pk® 0,8Pk ®1,0Pk. ở mỗi cấp nghỉ 5 phút để đo độ giãn dài bó cáp.
Bước 5 : Kéo bó cáp tới các cấp lực 1,05Pk nghỉ 5 phút và đo độ giãn dài. Nếu bó cáp không đạt độ dãn dài cho phép ± 5%.
Bước 6: Đóng neo hạ 2 kích về 0,05Pk
Bước 7: Đo độ tụt neo.
Bước 8: Xả kích về không, tháo kích hoàn thành nhiệm vụ.
Việc căng kéo vượt lên cấp lực 1,05Pk (bước 5) hay không do tư vấn giám sát và thiết kế quyết định tại hiện trường trên cơ sở số liệu thực tế.
Việc căng kéo được thực hiện ở hai đầu dầm. Tất cả các bước căng kéo trên nên tiến hành luân chuyển cho từng đầu thực hiện, không nên căng đồng thời 2 kích.
* Đo độ giãn dài bó cáp:
Tương ứng từng cấp lực đo độ dãn dài của bó cáp so sánh độ giãn dài của bó cáp tính toán.
Khi lực căng đã đạt trị số thiết kế mà độ giãn dài chưa đạt, báo cáo tư vấn giám sát và thiết kế phối hợp giải quyết.
* Đo độ vồng ngược và biến dạng ngang của dầm:
– Sử dụng máy cao đạc để đo độ vòng ngược của dầm .
– Sử dụng máy kinh vĩ để đo biến dạng ngang của dầm trong quá trình căng kéo .
* Yêu cầu kỹ thuật của quá trình căng kéo bó thép cường độ cao:
– Tim lỗ, tim kích và tim neo khi bắt đầu kéo căng được điều chỉnh cho nằm trên một đường thẳng.
– Để tránh khi ép nêm neo xây sát hay đứt tao thép, khi lắp nêm neo chúng tôi sẽ không để các tao thép xoắn nhau.
– Kích được treo trên các vị trí đã được định trước để cho chuyển vị kích được tự do và đảm bảo không có tác dụng lực phụ nào khác vào kích .
– Kiểm tra lực căng kéo của kích bằng đồng hồ với độ chính xác 5%. Độ dãn dài được đo với độ chính xác 1mm.
– Trình tự căng kéo các bó cáp và lực căng: Theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế kỹ thuật
– Sau khi đóng neo các đoạn thừa thép cường độ cao thừa được cắt bằng máy và đoạn thò ra ngoài neo 3,0cm.
* An toàn lao động khi căng kéo:
– Tuyệt đối không được đứng phía sau kích khi đang căng kéo.
– Trước khi căng kéo sẽ tiến hành kiểm tra các thiết bị căng kéo.
– Theo dõi phần bê tông xung quanh bản đệm neo trong quá trình căng kéo.
+ Phun vữa xi măng:
– Việc phun vữa lấp đầy lỗ sẽ được thực hiện ngay sau khi các tao cáp bên trong được căng và được tư vấn giám sát cho phép. Trừ trường hợp đặc biệt do trục trặc kỹ thuật trong quá trình căng kéo và được tư vấn giám sát đồng ý thì thời gian phun vữa có thể kéo dài.
– Không được phép dùng phụ gia đông cứng nhanh.
– Loại xi măng trộn vữa lấy cùng loại và cùng đợt với xi măng đúc dầm.
– Nước dùng để trộn vữa sử dụng loại nước dùng để trộn bê tông.
– Vữa đảm bảo tính linh động với thời gian chảy cần đạt được là 19-22 giây.
* Trình tự bơm vữa:
– Sau khi toàn bộ số bó thép trong một phiến đã được kéo căng và qua kiểm tra xác nhận là đạt chất lượng mới dùng máy cắt thép ở ngoài neo.
– Trước khi bơm vữa tiến hành làm sạch các lỗ ống ghen và neo bằng cách xói sạch bằng nước và dùng máy nén khí với khí đã được lọc sạch và khô thổi vào lòng ống đảm bảo lòng ống thông suốt sạch sẽ và khô.
– Máy bơm vữa đảm bảo duy trì áp lực bơm ổn định liên tục với áp suất lên đến 0,7N/mm2. Khi vữa chảy ra ở van ra có cùng độ nhớt với hỗn hợp vữa bơm vào mới đóng van ra lại và tiếp tục duy trì áp lực bơm 8-10 kg/cm2 trong thời gian ít nhất là 1 phút sau đó đóng van. Khi xi măng kết thúc ninh kết khoảng 4h thì tháo van. Van sau khi tháo phải rửa sạch.
– Để tránh hiện tượng vữa xâm nhập từ lỗ này sang lỗ kia, tiến hành bơm lỗ dưới trước và sau đó mới bơm lỗ ở trên.
– Trong trường hợp bơm bị tắc, dùng máy bơm có áp lực ³ 15 kg/cm2 bơm nước đầy, rửa sạch vữa trong ống và mọi việc tiến hành lại từ đầu.
– Lấy mẫu để kiểm tra độ linh động và đúc mẫu ép cường độ ở các thời điểm 7 ngày, 28 ngày .
– Việc bơm vữa phải thực hiện đều và liên tục, vì vậy chúng tôi sẽ có thiết bị dự trữ.
+ Bê tông bịt đầu neo:
– Sau khi phun vữa 24 giờ, Nhà thầu tiến hành đổ bê tông bịt đầu neo.
– Bê tông bịt đầu neo là loại bê tông đã dùng đổ bê tông dầm.
– Trước khi đổ bê tông bịt đầu neo, đục nhám bề mặt bê tông và tẩy sạch rỉ đầu neo.
– Bê tông bịt đầu dầm được bảo dưỡng như trong giai đoạn bảo dưỡng bê tông dầm . Hoàn thiện công tác đúc dầm.
Thi công lao lắp nhịp dầm bê tông :
Bước 1- Công tác chuẩn bị:
– Lắp đặt hệ thống đường goòng, đường ray để vận chuyển dầm.
– Lắp đặt hố thế cho tời kéo, tời hãm.
– Lắp đặt giá ba chân tại ví trí mố M0 – mố M1.
– Kiểm tra lần cuối công việc chuẩn bị, chuẩn bị cho công tác lao lắp dầm. Việc lao dầm chỉ được tiến hành sau khi tư vấn giám sát đồng ý về biện pháp tổ chức lao dầm của Nhà thầu.
Bước 2- Thi công lao lắp nhịp 1 :
– Lao dọc dầm ra vị trí nhịp 1.
– Dùng giá ba chân nâng và sàn ngang dầm vào ví trí.
– Hạ dầm vào ví trí lắp đặt.
– Hoàn thiện việc lao lắp dầm.
Bước 3- Thi công mặt cầu, lan can, hoàn thiện cầu:
– Tháo dỡ toàn bộ hệ thống thi công lao dầm.
– Lắp đặt ván khuôn, cốt thép gờ lan can.
– Lắp đặt hệ thông lan can đã được gia công.
– Thi công lớp phòng nước dày 4cm.
– Thi công lớp bê tông nhựa dày 5cm.
– Thi công lớp tạo nhám dày 3cm.
– Hoàn thiện, vệ sinh.
Việc tổ chức thi công lao lắp nhịp cho một đơn nguyên hoặc cho hai đơn nguyên cùng lúc do tiến độ thi công kết cấu phần hạ bộ của Nhà thầu. Tuy nhiên vẫn đảm bảo tiến độ chung và đảm bảo tiết kiệm chi phí là nhỏ nhất.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Thái Hà
- Trụ sở: Ngõ 9, tổ 28, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- VPGD: P.1101, Sảnh D, Tòa T02, C37 Bắc Hà, Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Nhà máy SX: Thôn Giáp Long, xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội.
- Điện thoại: 024.8589.3388 – Email: ecthaiha@gmail.com
- Website: www.betongthaiha.com
Cảm ơn Quý khách đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của betongthaiha.com !